Lịch sử làng gốm Bát Tràng

Lịch sử làng gốm Bát Tràng

15/09/2017

Cho đến nay, nguồn gốc dân cư và lịch sử hình thành làng Bát Tràng có nhiều tài liệu và ý kiến khác nhau, chưa được các công trình nghiên cứu làm sáng tỏ. Để làm rõ vấn đề này, trước hết, chúng tôi dựa vào một số lưu truyền dân gian, gia phả một số dòng họ cùng các nguồn tư liệu khác.

 

Theo lưu truyền dân gian, đến nay, người làng Bát Tràng vẫn lưu truyền rằng, sau khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, yêu cầu về vật liệu để xây dựng thành quách, cung điện, nhà cửa của nhân dân và các công trình công cộng khác rất lớn mà các làng vùng ven Thăng Long không đáp ứng được. Khi đó, làng Ninh Tràng ở Trường Yên (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) có nghề làm gạch nên được triều đình điều 12 người ra sản xuất vật liệu để xây dựng Kinh thành. Các cụ được tùy chọn chỗ dựng lò nung gạch và đã chọn khu vực triền bãi sông Hồng thuộc địa phận làng Bạch Thổ, tiếp giáp làng Đông Dư qua đầm Long Nhãn đến giáp làng Kim Quan ngày nay để tiện làm gạch và chở lên Kinh đô. Sau đó, người làng dần dần theo ra để làm nghề, con cháu ngày càng đông đúc, lập nên Bạch Thổ phường. Ngoài đóng gạch, dân phường còn mở thêm lò làm bát đàn nên đổi gọi là Bát Tràng phường, rồi đổi thành Bát Tràng xã. Dân làng cũng lưu truyền rằng, chiếm số đông trong lớp cư dân đầu tiên từ làng Ninh Tràng ra lập Bát Tràng phường là người họ Nguyễn. Sau khi ổn định cuộc sống, họ này đã lập nhà thờ để con cháu được vọng tổ tại quê mới. Về sau, có nhiều dòng họ khác từ Ninh Bình ra lập nghiệp, làng xóm đông đúc dần lên.

 

Một thuyết khác lại cho rằng, sau khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, có một bộ phận đông đảo người các dòng họ từ vùng Bồ Bát chuyên nghề làm gốm đã nhanh chóng chuyển cư ra vùng ven Thăng Long để lập nghiệp. Truyền rằng, khi đó, vùng đất ven sông Hồng này đầy hoang hóa, có tới 72 gò đất sét trắng, rất thích hợp cho làm đồ gốm, nên gọi là Bạch Thổ. Làng xóm được hình thành trên vùng đất sét trắng này, được gọi là phường Bạch Thổ.

 

Cũng với nội dung trên đây, một thuyết khác cho rằng, sự kiện này vào cuối thế kỷ XVI, khi nhà Lê tiến ra Bắc diệt nhà Mạc.

 

 Theo nguồn gia phả các dòng họ, người Bát Tràng vẫn ghi nhớ công ơn khai lập và phát triển làng của 23 dòng họ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, 4 dòng họ hiện không còn người sinh sống ở làng; 19 dòng họ còn lại thì phần lớn không giữ được gia phả; chỉ có một số dòng họ còn lưu được gia phả gốc (tức được soạn bằng chữ Hán trước năm 1945), như Lê, Vương, Nguyễn, Trần Đồng Tâm, Trần Đông Cục ... Trong các cuốn gia phả này có đề cập đến việc các dòng họ đã lần lượt chuyển cư ra vùng ven Kinh thành Thăng Long từ thời Lý đến cuối thế kỷ XVII- XVIII. Nguồn gốc dân cư chính từ làng Bồ Bát- một vùng quê gồm 10 làng (bảy làng Bồ và ba làng Bát), đây là một trung tâm sản xuất gốm từ thời cổ, cách Di chỉ Mán Bạc chỉ 700 mét, nơi phát hiện được các đồ gốm, cả dụng cụ làm gốm (nấm gốm) có niên đại cách đây trên dưới 3.500 năm.

 

Có thể thấy, lưu truyền dân gian và gia phả một số dòng họ trên đây có một điểm chung khi nói về thời điểm hình thành làng Bát Tràng là vào đầu thời Lý, gắn với việc chuyển cư của một bộ phận cư dân làm nghề gạch và nghề gốm từ vùng Ninh Bình - Thanh Hóa ra để phục vụ cuộc sống Kinh thành Thăng Long.

 

Dù đã trải qua mấy trăm năm và hiện không còn làm gốm nữa, nhưng ngày nay người các dòng họ ở các làng Bồ - Bát vẫn luôn nhắc đến những người anh em, thân thuộc từ làng gốc ra đi, lập cư và ăn nên làm ra ở Bát Tràng. Còn người Bát Tràng, cho dù đã lập nghiệp ở vùng đất ven Thăng Long được 15 - 22 đời, vẫn luôn nhớ về cội gốc. Điều này không chỉ được ghi trong gia phả của nhiều dòng họ, mà còn luôn được các bậc tiền nhân kể lại cho các thế hệ sau, để con cháu luôn biết và nhớ đến cội nguồn.

 

Đình làng Bát Tràng hiện còn đôi câu đối ghi lại nguồn gốc của nghề gốm được chuyển ra từ vùng Bồ Bát:

 

Bồ di thủ nghệ khai đình vũ,

Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần.

(Đem nghề nghiệp từ Bồ Bát ra dựng xây đình miếu,

Lòng thành kính tựa hương lan dâng tạ thánh thần).

Đình làng Bát Tràng- Di tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng năm 2002.

 

Qua bao thế kỷ, các dòng họ cư tụ trên mảnh đất Bát Tràng chung lưng đấu cật, phát huy các yếu tố Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa để xây dựng và mở mang làng xóm. Tên làng Bát Tràng chỉ sự hòa hợp, vận hành uyển chuyển như một nguyên lý (*), một lẽ tự nhiên, giúp cho cuộc sống của dân làng luôn gặp sự hanh thông, tạo cho người làng luôn có một ý chí, một niềm tin vững chắc, làm cho Bát Tràng trở thành làng gốm, làng buôn, làng khoa bảng, làng có nhiều người theo nghiệp võ nổi tiếng, với những nét văn hóa riêng biệt của Thủ đô Hà Nội.

Tags :

Bình luận
2 bình luận
binh-luan

unetlyten Trả lời

22/11/2022

buying cialis online 2 g 1mL Swab Topical 0

binh-luan

shoomathe Trả lời

07/06/2022

Hqxrpz https://newfasttadalafil.com/ - where to buy cialis Cialis Wpbmnj Runners run faster if they swing their arms for in extension of the arms there is a kind of leaning upon the hands and the wrist. Utyewh https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
0363848671

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: